Nội dung Bài tập
Mã:
GK_VoiPhun_3
Tên:
Hệ thống tưới tiêu tự động (p3)
Dạng thi:
oi
Thang điểm:
10 điểm
Giới hạn thời gian:
10 giây
Giới hạn bộ nhớ:
256 MB
Được tạo bởi:
anhnd

Câu 3: (tiếp tục câu 1 & 2) 

Dựa trên thông tin, cấu trúc và các hàm đã xây dựng từ câu 1 và 2. 

Người chủ nông trại muốn kiểm tra mức độ hiệu quả của việc đặt hệ thống vòi phun của mình. Nếu các vòi phun bị đặt quá gần nhau thì phần diện tích phun sẽ bị chồng lấp và việc phun hai lần cho một khu vực sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế.

Thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Quá tải toán tử “&” để kiểm tra nếu hai vòi phun A và B có vùng phun bị chồng lấp. Kết quả trả về của toán tử là kiểu luận lý True/False.
    Trả về True nếu A và B có vùng phun bị trùng lấp (không tính điểm tiếp xúc).
    Ngược lại trả về False.
  2. Với Input là N vòi phun đầu vào (được đánh số thứ tự từ 1 đến N). Hãy kiểm tra từng cặp vòi phun và in ra danh sách là tất cả các cặp vòi phun có vùng diện tích trùng nhau.
  3. Vì các vòi phun có thể có vùng diện tích phun chồng lấp nhau. Người nông dân cũng muốn xác định hiệu suất của cả hệ thống tưới cây của mình, Hiệu suất này được tính:
    H = (Phần diện tích thực phun được * 100) / (Tổng diện tích phun của các vòi phun)
    Gợi ý: Để tính toán được phần vùng diện tích giao nhau của hai đường tròn có bán kính r1, r2 và biết được khoảng cách giữa hai tâm là d thì ta có công thức:


          Với   và 


Lưu ý: Giả sử chỉ xét bài toán cho trường hợp đơn giản là một vòi phun chỉ có thể chồng lấp tối đa với một vòi phun khác.


Cho đầu vào Input gồm các dòng:

+ Dòng đầu tiên chứa toạ độ tâm x, y và bán kính R của đường tròn A.

+ Dòng đầu tiên chứa toạ độ tâm x, y và bán kính R của đường tròn B.

+ Dòng thứ ba là số nguyên N là số lượng vòi phun của hệ thống tưới cây (0 < N < 50)

+ N dòng tiếp theo mỗi dòng chứa thông tin của từng vòi phun gồm toạ độ trục X (số nguyên), toạ độ trục Y (số nguyên) và bán kính phun R (số nguyên).


Output bài toán:

+ Dòng đầu tiên cho hai vòi phun A và B có chồng lấp nhau hay không. In ra chuỗi "A chong lap B" hoặc "A khong chong lap B".

+ Dòng thứ hai in ra danh sách các cặp vòi phun trùng nhau, được ghi theo số thứ tự vòi phun (1-N), các cặp trùng nhau để trong dấu ngoặc đơn cách nhau bởi dấu phẩy. Kết quả in ra theo thứ tự tăng dần chỉ số các cặp.

+ Dòng thứ ba cho biết hiệu suất phun của nông trại, kết quả làm tròn đến hàng đơn vị.

Ví dụ:

Input

Output

1 2 1

4 2 3

4

1 2 1

4 2 3

10 2 2

13 2 2

A chong lap B

(1,2) (3,4)

94




    Quảng cáo
       Ngôn ngữ : 

       Theme : 
Mời bạn soạn code



		



      Ai có thể xem bài này : 

Thông tin