Nội dung Bài tập
- Mã:
- QTaiDuongTron
- Tên:
- Quá Tải Đường Tròn
- Dạng thi:
- oi
- Thang điểm:
- 10 điểm
- Giới hạn thời gian:
- 1 giây
- Giới hạn bộ nhớ:
- 64 MB
- Được tạo bởi:
- phucnq
Yêu cầu 1:
Xây dựng cấu trúc Diem gồm hoành độ và tung độ là 2 số nguyên dương, yêu cầu viết các quá tải sau:
- quá tải nhập (>>) để nhập điểm (nhập hoành độ và tung độ)
- quá tải xuất (<<) để xuất tọa độ điểm – cách xuất theo dạng (x,y)
- quá tải toán tử trừ (-) để tính khoảng cách giữa 2 điểm.
Ví dụ: kc = A - B là khoảng cách giữa 2 điểm AB
Yêu cầu 2:
1. Viết quá tải sau:
- quá tải nhập (>>) để nhập các thành phần của đường tròn (gồm tọa độ tâm và bán kính)
- quá tải xuất (<<) để xuất phương trình đường tròn (xem ví dụ để hiểu rõ)
Biết rằng: phương trình đường tròn có tâm I(a,b) và bán kính R có dạng:(x-a)^2+(y-b)^2=R^22. Viết các hàm sau:
- quá tải so sánh bằng (==) kiểm tra 2 đường tròn trùng nhau. Biết rằng, 2 đường tròn trùng nhau khi có bán kính bằng nhau và trùng tâm.
- quá tải so sánh bé hơn (<) để so sánh 2 hình tròn.
- Hàm toaDoTam(DuongTron C) trả về điểm là tâm của đường tròn C
- Hàm banKinh(DuongTron C) trả về bán kính của đường tròn C
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
Input:1. Nhập vào tọa độ điểm A2. Nhập vào các thành phần của đường tròn C13. Nhập vào các thành phần của đường tròn C24. Nhập vào phương trình đường tròn C3. (Định dạng của phương trình như trên, đảm bảo tọa độ tâm là số nguyên dương)5. Xuất ra màn hình tọa độ điểm A, phương trình đường tròn C1, phương trình đường tròn C26. Kiểm tra 2 đường tròn có trùng nhau hay không7. So sánh 2 hình tròn C1 < C2, C1 > C2, C1 = C28. Kiểm tra điểm A có nằm trong, nằm ngoài, hay nằm trên đường tròn C1 và C29. Xuất ra màn hình tọa độ tâm của đường tròn C3 và bán kính của đường tròn C3
- Dòng 1: 2 số nguyên dương cách nhau một khoảng trắng là tọa độ điểm A
- Dòng 2: 3 số nguyên dương là các thành phần của đường tròn C1
- Dòng 3: 3 số nguyên dương là các thành phần của đường tròn C2
- Dòng 4: chuỗi s biểu diễn phương trình đường tròn C3
Output:
- Dòng 1: Tọa độ điểm A
- Dòng 2: Phương trình đường tròn C1
- Dòng 3: Phương trình đường tròn C2
- Dòng 4: Nếu C1 trùng C2 thì xuất "YES" ngược lại xuất "NO". Không xuất dấu ngoặc kép
- Dòng 5: Xuất C1 < C2
hoặc C1 > C2 hoặc C1 = C2 (có ý nghĩa là so sánh 2 hình tròn) - Dòng 6: Xuất "A nam trong C1" hoặc "A nam ngoai C1" hoặc "A nam tren C1" tương ứng từng trường hợp của yêu cầu số 8
- Dòng 7: Xuất "A nam trong C2" hoặc "A nam ngoai C2" hoặc "A nam tren C2" tương ứng từng trường hợp của yêu cầu số 8
- Dòng 8: Xuất ra tọa độ tâm I của đường tròn C3 và bán kính của đường tròn C3. Định dạng theo mẫu: "Tam (x,y) Ban kinh R"
Ví dụ:
Input
4 3
2 3 2
6 4 3
(x-12)^2+(y-5)^2=16
Output
(4,3)
(x-2)^2+(y-3)^2=4
(x-6)^2+(y-4)^2=9
NO
C1 < C2 Anam tren C1 A nam trong C2 Tam (12,5) Ban kinh 4
Đây là hình minh họa cho ví dụ trên:
Theme :
Mời bạn soạn code
Ai có thể xem bài này :
Thông tin
Phần thảo luận